Câu chuyện của một người Mỹ gốc Việt trở về t́m kiếm người mẹ ruột sau 30 năm xa cách (II)  -- Đài RFA --  2005 March 22

 

Nguyễn Quốc Vũ và mẹ lần đầu tiên gặp nhau sau 20 năm. Photo provided by Quoc Vu

 

Trong kỳ phát thanh trước, chúng ta đă được nghe anh Patrick Collin, tên thật là Nguyễn Quốc Vũ, kể về lư do tại sao hai anh em của anh lại là con nuôi của một gia đ́nh người Mỹ. Và nỗi khao khát được gặp lại nguời mẹ ruột của ḿnh nung nấu trong anh suốt bao năm trường.

 

Cuối cùng anh đă từ bỏ tất cả sự giàu sang và sung sướng của cha mẹ nuôi cho anh để ra đi t́m mẹ khi chưa tṛn 18 tuổi. Liệu anh có t́m được mẹ và anh chị em của anh không? Và nếu có th́ trong hoàn cảnh nào? Trong chương tŕnh hôm nay, xin mời quí vị và các bạn nghe tiếp câu chuyện của anh.

 

 

Quyết tâm t́m mẹ ruột

 

"Sau khi rời nhà ba mẹ nuôi tôi, tôi t́m đến một người bạn học cùng lớp, bà mẹ của bạn tôi nói với tôi rằng bà ấy đă biết rơ hoàn cảnh tôi từ lâu, bà sẵn sàng cho tôi ở trọ vài tháng rồi sau đó kiếm việc làm và thuê một chỗ ở cùng với ai đó, như mọi người ở nước Mỹ này thường làm.

 

Trong thời gian đó, tôi vẫn cố gắng đi học và kiếm việc làm. Hai tháng sau, tôi kiếm được việc làm đầu tiên trong một tiệm ăn, với mức lương là 1 đồng 7 xu một giờ v́ tôi chưa đủ 18 tuổi. Với số lương ít ỏi này, tôi đă thuê một căn pḥng nhỏ và tự nuôi sống ḿnh. Ban ngày tôi đến trường và ban đêm th́ đi làm. Mỗi ngày tôi ngủ rất ít v́ c̣n phải dành thời gian cho việc học.

 

Một tháng sau, tôi tốt nghiệp Trung học và tôi tiếp tục ghi danh học tại một trường Đại Học Cộng Đồng. Lúc đầu, tôi dự định chọn ngành cảnh sát v́ tôi nghĩ rằng sẽ có cơ hội giúp tôi quen biết nhiều người. Nhưng một chuyện đă xảy ra làm thay đổi cả cuộc đời tôi và liên quan đến chuyện đi t́m mẹ tôi. Nên nhớ rằng, mặc dù bận rộn với việc học và kiếm tiền để nuôi bản thân, tôi luôn luôn t́m cách để t́m lại mẹ tôi.

 

Một ngày kia, có một người nhận tôi làm nhân viên cho một trung tâm vật lư trị liệu với điều kiện là tôi phải biết sơ qua về điện toán. Thật là may mắn, v́ tôi đă từng học qua ở trường, nên tôi đă được nhận và v́ thế sau này tôi cũng chuyển sang nghề computer. Tại trung tâm này, tôi đă gặp một người đàn ông Việt Nam, tên Trần.

 

Tôi mừng lắm, v́ ông là người biết về cuộc chiến Việt Nam và những bà mẹ có con lai. Theo lời ông kể lại, ông là Trung Tá của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, và cả gia đ́nh ông đă vượt biên sau khi ông đựơc thả ra từ trại cải tạo của Cộng Sản. Sau vài lần nói chuyện xă giao và quen biết ông nhiều hơn, tôi tin tưởng ông sẽ biết cách giúp tôi t́m được mẹ tôi.

 

Và quả thật, sau một lần tâm sự, ông nói với tôi rằng hăy đến ngay hội Red Cross, tức là Chữ Thập Đỏ, họ sẽ giúp được tôi. Quá mừng rỡ, ngay ngày hôm sau, tôi xin nghỉ việc và đến gặp cơ quan Chữ Thập Đỏ tại quận Montgomery thuộc tiểu bang Maryland. Đó là năm 1987."

 

 

Ngày khó quên

 

Hỏi: Thưa anh, thời gian đó, Việt Nam và Mỹ chưa có quan hệ bang giao th́ làm sao họ có thể giúp anh được?

 

Đáp: Thưa vâng, đúng như lời chị nói, thời gian này rất khó cho họ. Tôi th́ luôn luôn giữ hy vọng v́ chỉ c̣n cách này là duy nhất mà thôi. Tôi cứ chờ đợi và chờ đợi mỗi ngày và không bao giờ mất hy vọng. Niềm tin trong tôi không bị suy giảm cho đến nỗi những người làm việc trong hội chữ thập đỏ phải ngạc nhiên.

 

Đối với họ, liên lạc với Việt nam thật là khó khăn, v́ họ phải gửi hồ sơ qua Pháp, nên nhớ rằng, sau chiến tranh Việt Nam th́ Pháp vẫn là nước có quan hệ dễ dàng hơn với chính phủ Việt Nam. Cho nên, họ đă nhờ đến hội chữ thập đỏ bên Pháp t́m kiếm dùm nữa.

 

Thời gian này, hễ rảnh là tôi gọi điện thọai đến để hỏi thăm họ và cũng là để cho họ biết rằng: tôi không bao giờ bỏ cuộc! Cho đến một buổi sáng kia, tôi c̣n nhớ rất rơ: Đó là vào ngày thứ bảy trong tuần thứ ba của tháng 6, năm 1991, khoảng 9 giờ sáng, tôi c̣n đang ngủ v́ đêm trước tôi đă đi làm đến 3 giờ sáng mới về tới nhà.

 

Tiếng chuông điện thọai reo vang, và đầu giây kia là giọng của nhân viên hội Chữ Thập Đỏ tại quận Montgomery báo tin rằng: Họ đă có tin tức của mẹ tôi- bà Nguyễn thị Hội. Tôi không thể tin ở tai ḿnh, tay tôi run lên khi gác điện thọai và nằm bật xuống giường.

 

Quá khứ lại trở về với tôi…Tất cả những h́nh ảnh như một cuộn phim đang diễn ra trước mặt tôi. Thuở bé với những ngày đói khổ, lang thang đầu đường xó chợ, ăn cắp vặt khi bụng quá đói, rồi bị người ta đánh đập…rồi ngày vào trại mồ côi với em trai bệnh gần chết…rồi đến khi được cha mẹ nuôi đem qua Mỹ… Lẫn trong đó khuôn mặt thân yêu của mẹ tôi hiện ra…

 

Mẹ tôi bây giờ ra sao? Bà có khác xưa không? Bà có nhớ đến tôi không? Và người đàn bà mang tên Nguyễn Thị Hội có thực là mẹ ruột tôi không? Ḷng mừng vui và lo lắng lẫn lộn, tôi lập tức đến gặp Hội Chữ Thập Đỏ và gửi vài chữ ngắn gọn đầu tiên cho mẹ tôi cùng với 100 Mỹ Kim. 3 tháng sau, tôi nhận được lá thư đầu tiên của bà và tôi biết chắc: Người đàn bà này chính là mẹ ruột tôi.

 

 

Giấc mơ đă thành sự thật

 

Hỏi: Thưa anh, tại sao anh lại quả quyết như thế?

 

Đáp: Thưa chị, lư do dễ hiểu là v́ khi tôi viết cho bà vài chữ đầu tiên, tôi không hề nhắc đến em trai tôi, tức đứa em bị bệnh mà bà đă cho đi cùng với tôi.  Cho nên, trong lá thư đầu tiên bà viết cho tôi, bà cám ơn tôi đă cho tiền bà và hỏi ngay về cậu em của tôi hiện nay ở đâu? C̣n sống hay đă chết? V́ thế, tôi quả quyết rằng bà này chính là mẹ ruột của tôi bởi lẽ không ai biết được câu chuyện này ngoài chính bản thân bà mà thôi.

Và tôi đă khóc thật nhiều ngày hôm đó v́ giấc mơ t́m lại mẹ đă thành sự thật.

 

 

Gặp lại mẹ sau 20 năm

 

Hỏi: Thưa anh, vậy sau đó, anh đă gặp mẹ anh lần đầu tiên khi nào?

 

Đáp: Ngay sau đó, tôi rất muốn về Việt Nam gặp mẹ tôi ngay, nhưng hoàn cảnh không cho phép v́ lúc đó, tôi thực sự không có tiền, hơn nữa, có một số lư do liên quan đến việc bang giao với Việt Nam chưa được ngă ngũ, các đồng nghiệp của tôi đều khuyên can tôi nên chờ đợi.

 

Măi cho đến năm 1995 th́ một cơ may đă đến với tôi. Tôi được nhận vào làm hợp đồng với Ṭa lănh sự Mỹ ở Việt nam. Đó là lần đầu tiên, sau 25 năm, chính phủ Hoa Kỳ mở lại bang giao với Việt Nam và đặt văn pḥng tại đó, và tôi đă đến Hà Nội làm việc cùng với phái đ̣an của ông Warren Christopher.

 

Tại Hà Nội, văn pḥng lănh sự quán Hoa Kỳ cùng với một số viên chức của chính quyền Hà Nội đă giúp đưa mẹ tôi và cùng với một người thông dịch từ Đà Nẵng ra Hà Nội để gặp tôi. Sở dĩ họ làm như thế là v́ lúc bấy giờ, với tư cách là nhân viên của lănh sự quán Hoa Kỳ, họ rất e ngại cho sự an ninh của tôi nếu tôi đi một ḿnh về Đà Nẵng.

 

Và tôi đă gặp lại bà bằng xương bằng thịt sau 20 năm. Tôi có cảm giác thật gần gũi với bà. Có một điều kỳ lạ là trong suốt thời gian xa cách bà, lời dặn ḍ của bà là hăy đi t́m lại mẹ luôn văng vẳng bên tai tôi, có lẽ chính v́ thế mà khuôn mặt thân yêu của bà luôn hiện ra trước mặt tôi mỗi khi đêm về. Hàng đêm tôi cầu nguyện với Trời cho tôi được gặp lại mẹ tôi. Hôm nay, điều đó đă xảy ra.

 

 

Người em trai, Matthew Vui

 

Hỏi: Thế c̣n người em bị bệnh cùng đi với anh? Và người em út nữa?

 

Đáp: Ồ, em trai tôi hiện nay rất mạnh khỏe, đang sinh sống tại bang California và đă có gia đ́nh, được hai con, tên nó là Matthew Vui, v́ Vui vẫn là tên của nó cơ mà.

 

C̣n riêng cậu em út của tôi đă đến định cư tại Mỹ theo chương tŕnh con lai năm 1992 và đi một ḿnh thôi, v́ mẹ tôi lúc đó nghèo lắm không có tiền để lo chạy giấy tờ ở Việt Nam đâu. Vả lại, lúc đó tôi cũng vẫn chưa t́m ra mẹ tôi. Khi tôi bắt liên lạc được với mẹ tôi th́ em tôi có giấy tờ xong xuôi để đi Mỹ rồi.

 

Hỏi: Thưa anh, vậy anh có ư định t́m cha của anh không?

 

Đáp: Dĩ nhiên rồi, tôi vẫn đang t́m kiếm đấy chứ nhờ vào những thông tin của mẹ tôi cho. Nhưng rất tiếc, v́ sau ngày 30-4-75, mẹ tôi rất sợ chính quyền mới nên đă đốt hết tất cả giấy tờ và những h́nh ảnh chụp chung với ba tôi.

Bà không c̣n giữ một mẩu giấy ǵ hết. Mẹ tôi chỉ c̣n nhớ tên biệt danh, chức vụ của ông, cùng nơi ông làm việc mà thôi. Tôi vẫn đang liên lạc với Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ và hy vọng họ sẽ giúp t́m được cha tôi. V́ những tin tức tôi cho họ quá ít ỏi nên công việc t́m kiếm đ̣i hỏi thời gian lâu dài, nhưng tôi nhất quyết không bỏ cuộc.

 

 

Tâm sự của người mẹ

 

Thưa quí thính giả, vừa rồi là những lời tâm sự của anh Patrick Collin, tức Nguyễn Quốc Vũ, thế c̣n về phía mẹ của anh th́ sao? Làm sao hội chữ thập đỏ quốc tế tại Pháp có thể t́m mẹ anh một cách dễ dàng sau bao năm trường? Chúng ta hăy nghe bà tâm sự:

 

"Tôi đang đi bán chè rong th́ được thông báo t́m người của thằng Vũ…tôi nghe mà hàng xóm cũng nghe nữa…rồi có gia đ́nh ông Đống mua tờ báo cũng có tin đó... tôi đến Hội Chữ Thập đỏ của phường …"

 

Thưa quí thính giả, chúng tôi cũng đă liên lạc với cậu em út của anh Patrick, tên Nguyễn, hiện sống ở tiểu bang Virginia, và nghe cậu kể lại:

 

Mẹ em cầm cái tờ báo đó đến Hội Chữ thập đỏ để xin cái địa chỉ của anh em, nhưng cái ông làm việc ở đó đ̣i mẹ em hai, ba chỉ, mẹ em mới nói là tôi chỉ cố gắng vay mượn, kiếm được 5 phân thôi, mấy ổng mới nói là không có tiền th́ không có địa chỉ, cuối cùng th́ đại khái mẹ em cũng phải đưa tiền.

 

Thưa quí vị và các bạn, trở lại với bà Nguyễn thị Hội, tức mẹ ruột của anh Patrick Collin, khi được hỏi bà có nhận ra anh sau 20 năm không, bà cho biết:

 

"Từ ngày nó đi, gương mặt nó lúc nào cũng hiện ra trước mặt tôi hết…Làm sao tôi quên được… Tôi chỉ nghĩ rằng nếu có phước th́ ḿnh sẽ có ngày gặp lại nó."

 

Thưa quí vị, chắc hẳn quí vị và các bạn cùng đồng ư rằng câu chuyện đi t́m cội nguồn của anh Nguyễn Quốc Vũ thật là cảm động và thú vị. Và bây giờ, sau khi t́m được mẹ, anh lại bắt đầu lao vào một cuộc kiếm t́m mới.  Đó là đi t́m người cha của anh, dù ông c̣n sống hay đă chết, anh luôn luôn tin rằng anh có ngày anh sẽ t́m được tin tức của cha anh. Chúng ta hăy chờ xem!!